Điện Gia Lai (GEC) đặt kế hoạch lợi nhuận 335 tỷ đồng, chia cổ tức 5%
Ngày 25/6/2023, Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC, Công ty) đã tiến hành Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm tài chính 2023 tại TP.HCM.
ĐHĐCĐ đã biểu quyết tại Đại hội 4 Báo cáo và 7 Tờ trình để thông qua 5 Vấn đề Tài chính và 2 Vấn đề Quản trị Công ty (QTCT). Tờ trình về Tài chính được trình thông qua bao gồm: (i) Báo cáo tài chính Kiểm toán 2023; (ii) Lựa chọn Đơn vị Kiểm toán 2024; (iii) Phân phối các Quỹ và chia cổ tức 2023; (iv) Chi trả cổ tức năm 2024 cho Cổ đông sở hữu Cổ phần ưu đãi cổ tức chuyển đổi đã phát hành thành công; (v) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và dự kiến phân phối Lợi nhuận 2024.
Điện Gia Lai (GEC) đặt kế hoạch lợi nhuận 335 tỷ đồng, chia cổ tức 5% |
Tờ trình về QTCT được trình thông qua gồm (i) Giao dịch với Bên có liên quan, (ii) Thù lao Hội đồng Quản trị và Dự trù kinh phí hoạt động của Hội đồng Quản trị và các Cơ quan trực thuộc Hội đồng Quản trị.
ĐHĐCĐ GEC cũng thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 5% bằng cổ phiếu, thời gian thực hiện trong năm 2024. Đây được xem là mức cổ tức hợp lý trong giai đoạn hiện nay của ngành và nền kinh tế, phù hợp với định hướng tiếp tục mở rộng nghiên cứu phát triển các loại hình Năng lượng tái tạo (NLTT) của GEC đến năm 2030.
Số lượng cổ phần dự kiến phát hành để trả cổ tức là 17.062.470 cổ phần, tính trên số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, Vốn Điều lệ của GEC trong năm 2024 dự kiến ghi nhận mức 4.225 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước nói chung và ngành năng lượng nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây, Đại hội thông qua kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 là 3.120 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 335 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh GEC đặt ra trên cơ sở giả định công tác đàm phán giá tại các NM điện chuyển tiếp sẽ hoàn tất trong năm 2024, đồng thời kết quả đàm phán được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và đầy đủ cơ sở pháp lý ghi nhận toàn bộ doanh thu kể từ khi vận hành (bao gồm cả phần doanh thu chưa ghi nhận trong năm 2023 của NM Điện Gió Tân Phú Đông 1 – 100MW). Đại hội cũng thông qua việc chi trả cổ tức Cổ phiếu ưu đãi cổ tức chuyển đổi cho DEG là 6%. Tiếp tục lựa chọn 1 trong 4 Công ty Kiểm toán Big 4 để Kiểm toán Báo cáo tài chính 2024 nhằm đảm bảo tính chuẩn mực về số liệu tài chính.
Đại hội đã thông qua 3 vấn đề liên quan đến Quản trị là Thù lao Hội đồng Quản trị và Dự trù kinh phí hoạt động của Hội đồng Quản trị và các Cơ quan trực thuộc 2023. Đối với thù lao Hội đồng Quản trị và các cơ quan trực thuộc, Đại hôi thông qua mức thù lao 50 triệu đồng/tháng đối với Chủ tịch và 30 triệu đồng/tháng đối với Thành viên và các kinh phí hoạt động của Hội đồng Quản trị.
Trong năm 2024, Công ty chủ trương tập trung tối ưu hóa vận hành Nhà máy Điện trong danh mục để đảm bảo kế hoạch Doanh thu; phát triển dịch vụ kỹ thuật, thí nghiệm, quản lý vận hành cho đối tác bên ngoài để đa dạng hóa nguồn thu. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các loại hình NLTT tại các Tỉnh, thực hiện phân kỳ triển khai cũng như áp dụng công nghệ phù hợp, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Trước đó, vào ngày 18/04/2024, GEC đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi trở thành tổ chức phát hành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sở hữu khung Tài chính Xanh (Green Finance Framework) được Chứng nhận bởi Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (“CBI”). Chứng nhận này được cấp sau quá trình xác nhận khắt khe và toàn diện của FiinRatings.
Khung Tài chính Xanh được chứng nhận của GEC tuân thủ theo Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu, cho phép Công ty phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho các Dự án NLTT. Những Dự án NLTT của GEC góp phần đáng kể vào các mục tiêu phát triển dự án NLTT và giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Ông Sean Kidney, Tổng giám đốc Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu, nhấn mạnh: “Khung Tài chính Xanh được chứng nhận của GEC cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính bền vững tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ thêm nhiều tổ chức phát hành Việt Nam xây dựng khung tài chính phù hợp với các thông lệ quốc tế và đóng góp vào quá trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu”.